0

Dấu hiệu nhận biết rối loạn nhai lại | Safe and Sound

Rối loạn nhai lại là tình trạng người bệnh ợ lên và sau đó có thể nhai hoặc nuốt lại thức ăn. Tình trạng này có liên quan đến một số bệnh lý tâm thần và gây tổn thương thực quản. Các chuyên gia tâm lý cho biết, sự nhai lại này hoàn toàn được thực hiện trong vô thức, người bệnh không hề có chủ ý làm như vậy. Vậy những dấu hiệu nào để nhận biết một người mắc rối loạn nhai lại?

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Rối loạn nhai lại là gì?

Rối loạn nhai lại (Rumination Disorder) được chuyên gia tâm lý định nghĩa là một trong những rối loạn về ăn uống thường xảy ra ở trẻ nhỏ nhưng đôi khi có thể gặp ở người trưởng thành. Khi đó, người bệnh bị trào ngược thức ăn chưa được tiêu hoá từ dạ dày lên miệng (nôn trớ). Sau đó, người bệnh thường nhai thức ăn trào ngược và nuốt lại hoặc có thể nhổ ra.

Rối loạn nhai lại hay bị nhầm lẫn với trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, hội chứng này không đi kèm với cảm giác buồn nôn và nôn mửa.

Các chuyên gia tâm lý cho biết, hội chứng rối loạn nhai lại có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ảnh hưởng nhiều hơn đến trẻ em. Người mắc chứng rối loạn nhai lại có thể nhận thức được hành vi ợ và nhai lại thức ăn là bất thường (chủ yếu là thanh thiếu niên và người lớn). Theo chuyên gia tâm lý, tình trạng ợ và nhai lại thức ăn diễn ra trong vô thức mà bản thân người bệnh cũng không thể kiểm soát được.

Các rối loạn ăn uống nói chung và hội chứng rối loạn nhai lại nói riêng không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe thể chất. Chính vì vậy, hội chứng này cần phải được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Mặc dù nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng nhưng hiện nay, các chuyên gia tâm lý đã tìm ra các giải pháp khắc phục và điều trị hội chứng này.

Ảnh 1: Rối loạn nhai lại là một dạng rối loạn ăn uống ít gặp và xảy ra chủ yếu ở trẻ em

2. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn nhai lại theo DSM-5

  1. Thường xuyên nôn mửa thức ăn, kéo dài ít nhất trên 1 tháng. Thức ăn nôn ra có thể được nhai lại, nuốt lại hoặc phun nhổ ra.
  2. Thường xuyên nôn mửa không do bệnh dạ dày hoặc bệnh lý cơ thể khác (ví dụ: trào ngược dịch mật, hẹp môn vị).
  3. Rối loạn không xuất hiện hoàn toàn trong chán ăn tâm lý, ăn nhiều tâm lý, rối loạn ăn vô độ hoặc rối loạn trốn ăn/ăn hạn chế.
  4. Nếu các triệu chứng xuất hiện trong một rối loạn tâm thần khác (ví dụ: rối loạn phát triển trí tuệ hoặc rối loạn phát triển - thần kinh) thì chúng đủ nặng để thu hút sự chú ý về mặt lâm sàng).

Cần chú ý rằng không phải ai cũng có những biểu hiện giống nhau hoặc tất cả các biểu hiện trên và mức độ có thể biến đổi. Để đưa ra chẩn đoán chính xác và kế hoạch điều trị phù hợp, việc tìm kiếm sự tư vấn từ các bác sĩ tâm lý và chuyên gia tâm lý là quan trọng. Những trẻ có rối loạn nhai lại cần sự hỗ trợ đặc biệt từ các chuyên gia tâm lý để quản lý và giảm thiểu triệu chứng. Quá trình chăm sóc thường bắt đầu bằng một cuộc đánh giá cụ thể để xác định mức độ trầm cảm mà người bệnh đang trải qua. Dựa trên đánh giá, chuyên gia tâm lý của Safe and Sound sẽ phát triển một kế hoạch điều trị riêng biệt, tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng cụ thể của từng người.

3. Điều trị rối loạn nhai lại

3.1. Liệu pháp hành vi

Liệu pháp hành vi là phương pháp điều trị chính đối với hội chứng rối loạn nhai lại, nhằm thay đổi hành vi ợ và nhai lại thức ăn. Trong liệu pháp hành vi, chuyên gia tâm lý sẽ hướng dẫn người bệnh kỹ thuật thở bằng cơ hoành để ngăn các cơn co thắt và giảm tần suất nôn trớ sau bữa ăn.

Ảnh 2: Liệu pháp hành vi là phương pháp điều trị chủ yếu đối với rối loạn nhai lại

Trị liệu tâm lý như liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), có thể có hiệu quả trong việc kiểm soát những hành vi lặp lại. Các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý có thể giúp các bạn phát triển các chiến lược đối phó, nhận ra những kiểu suy nghĩ lệch lạc và hướng tới trạng thái tinh thần khỏe mạnh hơn. Các phương pháp trị liệu tâm lý, đặc biệt là CBT (Cognitive Behavioral Therapy), đã chứng tỏ được hiệu quả trong việc kiểm soát những cảm xúc tiêu cực, nỗi lo lắng, ám ảnh và sợ hãi. Phương pháp này tập trung vào việc thay đổi cách suy nghĩ và hành vi tiêu cực. Thông qua hướng dẫn của một chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm lý, bạn sẽ học cách nhận biết và thay đổi những suy nghĩ tiêu cực thành tích cực hơn, giúp cải thiện tâm trạng và tạo ra thái độ tích cực hơn trong cuộc sống hàng ngày.

Để giúp khách hàng, các chuyên gia của Safe and Sound luôn đồng hành với bạn, giúp bạn:

- Một bộ não tràn đầy suy nghĩ tích cực nhờ loại bỏ được những suy tư không quan trọng hoặc sai lệch.

- Một tinh thần sảng khoái, hết lo âu để bạn có thể tận hưởng những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng.

- Một tâm thế tự tin, vững vàng để đưa ra những quyết định nhanh hơn, đúng đắn hơn trong công việc, từ đó gia tăng sức mạnh về tài chính, sự nghiệp và cả sự tự hào.

3.2. Liệu pháp hoá dược

Tình trạng ợ thức ăn liên tục có thể gây tổn thương niêm mạc thực quản, mòn men răng, hôi miệng,... Do đó, trong một số trường hợp, chuyên gia tâm lý và bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số loại thuốc, như:

  • Thuốc ức chế bơm proton: Giúp giảm bài tiết dịch vị dạ dày, từ đó làm giảm tổn thương và ngăn chặn hiện tượng viêm loét thực quản do nôn trớ thức ăn thường xuyên.
  • Thuốc kháng histamin: Tác dụng tương tự như thuốc ức chế bơm proton.
  • Viên uống bổ sung vitamin, khoáng chất: Tình trạng ợ thức ăn thường xuyên có thể gây thiếu hụt dinh dưỡng và sụt cân. Do vậy, bác sĩ và chuyên gia tâm lý chỉ định một số viên uống bổ sung khoáng chất và vitamin để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể.

4. Bác sỹ tâm lý Safe and Sound sẽ giúp bạn như thế nào?

Chúng tôi biết rằng trị liệu tâm lý đôi khi là một bước khó khăn và cố gắng tìm một chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần mới phù hợp với nhu cầu cá nhân và tính cách của bạn có thể là một nhiệm vụ khó khăn và không dễ dàng.
Chúng tôi tin rằng sự kết hợp giữa chuyên gia tâm lý và bác sỹ tâm thần sẽ đem lại hỗ trợ tốt nhất cho bạn. Đội ngũ chuyên gia của Safe and Sound đáp ứng khắt khe các tiêu chuẩn, giúp bạn giải quyết đa dạng các vấn đề tâm lý bao gồm: Trầm cảm sau sinh, lo âu, rối loạn phân liệt cảm xúc, các vấn đề về giấc ngủ, rối loạn cảm xúc, các mối quan hệ, chấn thương tinh thần,…
- Bề dày kinh nghiệm hành nghề với đa dạng vấn đề tâm lý
- Kỹ năng đánh giá, tham vấn và xây dựng kế hoạch hỗ trợ hiệu quả
- Kết hợp linh hoạt các kỹ thuật, phương pháp để hỗ trợ hiệu quả và duy trì kết quả bền vững

Bên cạnh đó, Safe and Sound sẽ:

- KHÔNG coi bạn là bệnh nhân: Ngược lại, chúng tôi coi bạn là một người can đảm đang chống chọi với cả một bầu trời u tối đang chực chờ sụp xuống. Chuyên gia của SnS có thể góp thêm với bạn một đôi tay trong nỗ lực này.

- KHÔNG dạy đời bạn: Chúng tôi sẽ cùng bạn nâng dậy nguồn năng lượng tích cực mà lâu nay đã bị quá nhiều áp lực và khổ đau đè sát đất.

- KHÔNG lạm dụng thuốc và hoá dược: Ngược lại, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm đến những giải pháp hiệu quả và tự nhiên.

: Dấu hiệu nhận biết rối loạn nhai lại | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound